• Viết Log

    Góc nhìn tác giả

  • Marketing

    Tổng hợp cách làm Marketing Online

  • Khởi Nghiệp

    Tổng hợp những dự án khởi nghiệp hay nhất

  • Thủ Thuật

    Góc chia sẻ những thủ thuật hay cần biết

  • 15 thg 3, 2017

    1. Rời xa dần những mối quan hệ cá nhân

    Một trong những điều khó khăn nhất đối với tôi là phải rời xa đần những cuộc vui với bạn bè. Do vốn không phải là một sự lựa chọn có ý thức từ đầu, nó chỉ xảy ra bởi vì chúng tôi đã có mục tiêu khác nhau và thời gian không cho phép việc gặp gỡ thường xuyên nữa. Tôi dành thời gian ở bên những người giống mình nhiều hơn, tức là những doanh nhân, những nhà sáng lập, những người đang làm việc trong một môi trường và bối cảnh như tôi. Và thực sự điều đó giúp ích rât nhiều cho công việc của tôi, đó là khi tôi ý thức về tầm quan trọng của những những mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Điều này không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn hy sinh những mối quan hệ cá nhân, chỉ là nên có sự ưu tiên khác hơn mà thôi. 

    2. Tạm gác lại những giấc mơ khác


    Tôi luôn mơ ước trở thành một tác giả và tôi đã rất phấn khởi khi được một nhà xuất bản lớn gõ cửa một vài tháng trước. Nhưng rõ ràng rằng việc viết cuốn sách này sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch lớn trong năm 2012 cảu công ty tôi. Thực hiện giấc mơ viết sách sẽ ngốn quá nhiều thời gian trong khi tôi nhận ra rằng startup của mình cần nhận được sự ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, mặc dù là một quyết định vô cùng khó khăn, tôi đã từ chối lời đề nghị. Đó là một trong những quyết định khó khăn nhất mà tôi từng làm, nhưng nói "không" - ngay lập tức mở cửa trái tim và tâm trí để tôi đến với tất cả những điều tuyệt vời hiện nay.

    3. Lựa chọn người tài trên con đường phát triển


    Khi chưa có thương hiệu và nguồn tài chính hạn hẹp, startup của chúng tôi cũng như phần lớn mọi người, khó lòng thu hút người tài trong giai đoạn đầu. Nhưng chúng tôi cũng tập hợp được đội ngũ để cùng nhau làm việc và giải quyết nhiều vấn đề, cùng hỗ trợ và chia sẻ cho nhau. Nhưng đó không phải là phần khó nhất. Trên chặng đường phát triển, sẽ đến lúc bạn phải thừa nhận rằng công ty của mình cần nhiều hơn là nguồn lực hiện tại, những người hợp tác cùng bạn trong giai đoạn này có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho bước tiếp theo.

    4. Cắt giảm bớt tiện nghi cuộc sống


    Điều khó khăn nhất mà tôi đã làm trong thời gian xây dựng công ty của mình đó là giảm bớt chi tiêu cá nhân, thay vì chi tiêu cho giải trí, các chuyến đi hoặc một căn hộ tốt hơn, tôi dành tiền cho việc kinh doanh. Điều xấu hổ đối với tôi ba năm trước đây là không theo kịp với các xu hướng thời trang mới hay không có căn hộ đẹp - nghe có vẻ nông cạn, nhưng tôi đã dần dần từ bỏ tất cả những đặc quyền cuộc sống khi nhận ra việc phát triển doanh nghiệp cần phải được ưu tiên và có tầm quan trọng như thế nào.
    5. Thừa nhận điểm yếu của bản thân

    Rất khó để chúng ta nhìn vào những khiếm khuyết của chính bản thân để sửa chữa chúng. Khoảng thời gian khi 30 tuổi, tôi nhận ra rằng dù tôi có tài năng kinh doanh, nhưng thiếu kỹ năng lãnh đạo và làm việc với con người. Tôi biết mình cần thay đổi những thói quen cũ, chẳng hạn như lắng nghe các nhân viên của mình, lắng nghe khách hàng, xác định giá trị các mối quan hệ...
    Chúng ta có xu hướng chỉ tập trung vào những gì là điểm mạnh và bản thân có thể làm tốt, đơn giản vì như vậy thì dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn biết rằng nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa chúng mới là con đường tốt nhất để thành công.
    Đối với các bạn khi xây dựng Startup theo nhóm thì yếu tố này rất quan trọng, bản thân các bạn lúc này Tôi phải thừa nhận các bạn vừa giỏi vừa có bản lĩnh thì các bạn mới dám khởi nghiệp. Quá tốt nhưng cũng không thể tránh khỏi cái Tôi to đùng của bản thân. Nếu khởi nghiệp nhóm mà bạn không biết cách xóa nó đi thì doanh nghiệp đó thất bại chỉ tính theo tháng thôi. Đơn thuần là sự nhường nhịn, sự chủ động, có trách nhiệm và kỷ luật trong công việc... Loại bỏ được những yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn đã thành công 50% rồi đấy.



    6. Tự thân vận động


    Quyết định tự lực trong việc xây dựng công ty không phải là một việc dễ dàng. Dù đã có vài cơ hội nhận tài trợ từ các nhà đầu tư, nhưng đội ngũ của chúng tôi đã cam kết sử dụng nguồn vốn tự có để được toàn quyền kiểm soát tầm nhìn và định hướng kinh doanh của mình mà không có bất kỳ ảnh hưởng gì từ ý kiến của các nhà đầu tư. Có những khoảnh khắc trong lịch sử chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành công của sản phẩm và những tính năng mới để "giải nguy" cho dòng tiền và tình hình kinh doanh của công ty. Nhưng chúng tôi đã vượt qua những thời điểm khó khăn và ngày hôm nay công ty đang có lợi nhuận và hoàn toàn dưới sự kiểm soát của đội ngũ của chúng tôi.

    7. Từ chối lời mời công việc hấp dẫn 


    Khi đang bắt tay vào xây dựng startup của mình tôi nhận được một lời mời công việc hấp dẫn với mức thu nhập gấp đôi so với hiện tại. Đề nghị đó đúng là vô cùng hấp dẫn. Nhưng tôi đã từ chối lời mời làm việc, tương tự đối với các dự án lớn và các hợp đồng mà không có sự liên quan đến startup mà tôi đang phát triển, cho dù nó sẽ đem lại một số tiền đáng kể.

    8. Hy sinh thời gian bên gia đình


    Xây dựng một công ty thành công đòi hỏi thời gian và sự tập trung, và điều đó có nghĩa là tôi có ít thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Ngay cả khi tôi có thời gian ở bên cạnh họ, tâm trí của tôi thường nghĩ về công việc, kinh doanh...Nhưng miễn là việc bạn làm hướng tới mục tiêu cần đạt được và khi thành công thì sự hy sinh đó cũng đáng giá.


    Theo Doanh Nhân Sài Gòn

    Nếu đã chọn con đường khởi nghiệp

    Posted at  06:56  |  in  Lượm Nhặt  |  Read More»

    1. Rời xa dần những mối quan hệ cá nhân

    Một trong những điều khó khăn nhất đối với tôi là phải rời xa đần những cuộc vui với bạn bè. Do vốn không phải là một sự lựa chọn có ý thức từ đầu, nó chỉ xảy ra bởi vì chúng tôi đã có mục tiêu khác nhau và thời gian không cho phép việc gặp gỡ thường xuyên nữa. Tôi dành thời gian ở bên những người giống mình nhiều hơn, tức là những doanh nhân, những nhà sáng lập, những người đang làm việc trong một môi trường và bối cảnh như tôi. Và thực sự điều đó giúp ích rât nhiều cho công việc của tôi, đó là khi tôi ý thức về tầm quan trọng của những những mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Điều này không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn hy sinh những mối quan hệ cá nhân, chỉ là nên có sự ưu tiên khác hơn mà thôi. 

    2. Tạm gác lại những giấc mơ khác


    Tôi luôn mơ ước trở thành một tác giả và tôi đã rất phấn khởi khi được một nhà xuất bản lớn gõ cửa một vài tháng trước. Nhưng rõ ràng rằng việc viết cuốn sách này sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch lớn trong năm 2012 cảu công ty tôi. Thực hiện giấc mơ viết sách sẽ ngốn quá nhiều thời gian trong khi tôi nhận ra rằng startup của mình cần nhận được sự ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, mặc dù là một quyết định vô cùng khó khăn, tôi đã từ chối lời đề nghị. Đó là một trong những quyết định khó khăn nhất mà tôi từng làm, nhưng nói "không" - ngay lập tức mở cửa trái tim và tâm trí để tôi đến với tất cả những điều tuyệt vời hiện nay.

    3. Lựa chọn người tài trên con đường phát triển


    Khi chưa có thương hiệu và nguồn tài chính hạn hẹp, startup của chúng tôi cũng như phần lớn mọi người, khó lòng thu hút người tài trong giai đoạn đầu. Nhưng chúng tôi cũng tập hợp được đội ngũ để cùng nhau làm việc và giải quyết nhiều vấn đề, cùng hỗ trợ và chia sẻ cho nhau. Nhưng đó không phải là phần khó nhất. Trên chặng đường phát triển, sẽ đến lúc bạn phải thừa nhận rằng công ty của mình cần nhiều hơn là nguồn lực hiện tại, những người hợp tác cùng bạn trong giai đoạn này có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho bước tiếp theo.

    4. Cắt giảm bớt tiện nghi cuộc sống


    Điều khó khăn nhất mà tôi đã làm trong thời gian xây dựng công ty của mình đó là giảm bớt chi tiêu cá nhân, thay vì chi tiêu cho giải trí, các chuyến đi hoặc một căn hộ tốt hơn, tôi dành tiền cho việc kinh doanh. Điều xấu hổ đối với tôi ba năm trước đây là không theo kịp với các xu hướng thời trang mới hay không có căn hộ đẹp - nghe có vẻ nông cạn, nhưng tôi đã dần dần từ bỏ tất cả những đặc quyền cuộc sống khi nhận ra việc phát triển doanh nghiệp cần phải được ưu tiên và có tầm quan trọng như thế nào.
    5. Thừa nhận điểm yếu của bản thân

    Rất khó để chúng ta nhìn vào những khiếm khuyết của chính bản thân để sửa chữa chúng. Khoảng thời gian khi 30 tuổi, tôi nhận ra rằng dù tôi có tài năng kinh doanh, nhưng thiếu kỹ năng lãnh đạo và làm việc với con người. Tôi biết mình cần thay đổi những thói quen cũ, chẳng hạn như lắng nghe các nhân viên của mình, lắng nghe khách hàng, xác định giá trị các mối quan hệ...
    Chúng ta có xu hướng chỉ tập trung vào những gì là điểm mạnh và bản thân có thể làm tốt, đơn giản vì như vậy thì dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn biết rằng nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa chúng mới là con đường tốt nhất để thành công.
    Đối với các bạn khi xây dựng Startup theo nhóm thì yếu tố này rất quan trọng, bản thân các bạn lúc này Tôi phải thừa nhận các bạn vừa giỏi vừa có bản lĩnh thì các bạn mới dám khởi nghiệp. Quá tốt nhưng cũng không thể tránh khỏi cái Tôi to đùng của bản thân. Nếu khởi nghiệp nhóm mà bạn không biết cách xóa nó đi thì doanh nghiệp đó thất bại chỉ tính theo tháng thôi. Đơn thuần là sự nhường nhịn, sự chủ động, có trách nhiệm và kỷ luật trong công việc... Loại bỏ được những yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn đã thành công 50% rồi đấy.



    6. Tự thân vận động


    Quyết định tự lực trong việc xây dựng công ty không phải là một việc dễ dàng. Dù đã có vài cơ hội nhận tài trợ từ các nhà đầu tư, nhưng đội ngũ của chúng tôi đã cam kết sử dụng nguồn vốn tự có để được toàn quyền kiểm soát tầm nhìn và định hướng kinh doanh của mình mà không có bất kỳ ảnh hưởng gì từ ý kiến của các nhà đầu tư. Có những khoảnh khắc trong lịch sử chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành công của sản phẩm và những tính năng mới để "giải nguy" cho dòng tiền và tình hình kinh doanh của công ty. Nhưng chúng tôi đã vượt qua những thời điểm khó khăn và ngày hôm nay công ty đang có lợi nhuận và hoàn toàn dưới sự kiểm soát của đội ngũ của chúng tôi.

    7. Từ chối lời mời công việc hấp dẫn 


    Khi đang bắt tay vào xây dựng startup của mình tôi nhận được một lời mời công việc hấp dẫn với mức thu nhập gấp đôi so với hiện tại. Đề nghị đó đúng là vô cùng hấp dẫn. Nhưng tôi đã từ chối lời mời làm việc, tương tự đối với các dự án lớn và các hợp đồng mà không có sự liên quan đến startup mà tôi đang phát triển, cho dù nó sẽ đem lại một số tiền đáng kể.

    8. Hy sinh thời gian bên gia đình


    Xây dựng một công ty thành công đòi hỏi thời gian và sự tập trung, và điều đó có nghĩa là tôi có ít thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Ngay cả khi tôi có thời gian ở bên cạnh họ, tâm trí của tôi thường nghĩ về công việc, kinh doanh...Nhưng miễn là việc bạn làm hướng tới mục tiêu cần đạt được và khi thành công thì sự hy sinh đó cũng đáng giá.


    Theo Doanh Nhân Sài Gòn

    2 thg 1, 2017

    Người sếp đầu tiên của tôi, khiến tôi cống hiến 200 - 300% công sức cho công việc hằng ngày, khiến tôi đọc sách tối ngày không biết mệt mỏi để phát triển bản thân. Từ sau khi chia tay ông ấy, tôi tạm thời chưa gặp lại được người có leadership tốt như thế.

    Dừng lại một chút tôi kể chuyện này cho nghe.
    - "Tại sao em không nộp báo cáo cho anh?". "Vì tui không thích".
    Trường hợp này chắc không hiếm gặp, bạn bị nhân viên bật bãi, quá nhọ, bạn sa thải, nhọ tập 2, cái chính, vì leadership của bạn đang ở cấp độ thấp nhất - Tittle (Chức vụ).

    Vậy nhà lãnh đạo thật sự có đặc điểm gì?

    Giới lãnh đạo là những con người có khả năng ảnh hưởng nhất định, họ rất uyên bác và già dặn, già dặn về lối sống, kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi nghề, và cả cách ứng xử thông thường trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc, họ im lặng lui vào hậu trường để tạo cơ hội cho lứa trẻ tiếp theo thể hiện mình, họ là người có EQ (chỉ số cảm xúc rất cao), họ bình tĩnh giải quyết vấn đề, không dễ dàng bị cảm xúc nhất thời chi phối, họ có khả năng tin tưởng, tạo niềm tin cho những cá nhân bình thường nhất trở thành vĩ nhân trong mắt họ, và dĩ nhiên, một người bình thường đặc biệt trong mắt của người lãnh đạo, thì hà cớ gì họ ko trở nên vĩ đại hơn trong mắt những người khác đang đi ở ngoài đường kia.

    Giới lãnh đạo thật sự, đã tự bỏ qua một cái tôi nhất định của bản thân, họ ko tranh chấp #hơn_thua với các ý kiến trái chiều, họ đủ khôn ngoan và tỉnh táo để rút lui và tiến bước nhịp nhàng, để làm những con người dưới họ phải phục tùng, một cách tự nguyện và vui vẻ.

    Họ là người có khả năng trao quyền, khen ngợi, trao gởi niềm tin, họ coi trọng thái độ của nhân viên hơn bất kì tài năng nào, vì họ tin rằng chỉ cần có thái độ chuẩn mực, ̣niềm tin được khởi tạo đủ lớn, kẻ tầm thường cũng sẽ trở thành vĩ nhân.

    Họ có hệ giá trị cốt lõi rõ ràng, giá trị cốt lõi bao gồm hai từ giá trị và cốt lõi, nó đã tồn tại sẵn rồi, giờ chỉ còn việc lôi ra và đem đi kết nối với nhau, những ng lãnh đạo thật sự còn là người ̣có định hướng, tầm nhìn, và sứ mệnh để dẫn dắt tổ chức, họ biết cách truyền thông nội bộ để những con người cùng hệ gắn kết lại với nhau, nhìn rõ trắng đen, nhìn rõ sương mù mà lèo lái con thuyền doanh nghiệp tránh va phải mỏm đá.

    Họ có thể loại bỏ một vài nhân tố không cùng hệ giá trị, thậm chí thân tín nhưng vi phạm nguyên tắc, họ sẵn sàng ở một mình cô đơn trên đỉnh cao (trong TH bất đắc dĩ), để bảo vệ những con người, DN hay cộng đồng họ gây dựng, và tất nhiên, họ ko bao giờ đánh đổi hệ giá trị cốt lõi / hay văn hóa doanh nghiệp mình, bằng bất kì giá nào (cơ hội kinh doanh, lợi ích có thể lách hay né được...)

    DN Việt Nam bị bệnh xây ngược, tuyển đống người vào mới bắt đầu xây dựng cơ cấu. Cái đúng đó phải là, cơ cấu có trước, nhân sự phù hợp với cơ cấu có sau. TH thứ nhất, đánh nhau sứt đầu mẻ trán và hằng hà sa số vụ việc nội bộ xảy ra vì xây...ngược.

    TH thứ 2, hãy tuyển người phù hợp, tui nói người "Phù Hợp", có nghĩa là tại thời điểm đó, cơ cấu đó, họ chính là mảnh ghép phù hợp nhất với bạn, nhưng không có nghĩa họ là người giỏi nhất. Tất nhiên chúng ta không thể dùng dao mổ bò để mổ gà được, đúng không?

    Những con người cùng hệ giá trị sẽ lại ở cạnh nhau và xây dựng hệ thống doanh nghiệp vững bền theo năm tháng!

    Những người giỏi chuyên môn làm lãnh đạo, họ dễ dàng thành lập công ty và có những danh xưng CEO, Founder, Director, nhưng thật sự họ chưa hiểu rõ hệ giá trị cốt lõi của mình là gì, thì lấy đâu ra họ có khả năng tuyển dụng, đi tìm những người có cùng hệ giá trị với họ, để giúp họ phát triển DN, thậm chí họ còn ko nhận thức rõ TẦM QUAN TRỌNG của 4 chữ GIÁ TRỊ CỐT LÕI, chưa kể hệ giá trị của họ còn được copy sao chép, chỉ bởi vì thấy...của người khác nghe hay hay. Cơ bản; về nền móng, đã bị méo mó mất rồi.

    Cái tôi của họ còn quá cao, vì họ giỏi chuyên môn, vì họ kiếm được tiền, vì họ có những thành tựu, thành công nhất định trong xã hội, nhưng sức ảnh hưởng họ chưa đủ lớn, về bản chất, họ chưa đủ khả năng xây dựng DN mình, và rồi điều gì sẽ xảy ra nếu giả sử không may họ bị tai nạn, họ không còn khả năng điều hành DN của mình tại thời điếm đó nữa? Thôi huyễn hoặc và tự hào nói rằng: "Không có tui, cái công ty này chả làm ăn được gì". Nguy cơ đó nha.

    Những nhà lãnh đạo thật sự, họ thật vĩ đại và to lớn, không bởi vì họ thể hiện ra, mà bởi vì họ biết cách nhún nhường và cư xử nhã nhặn, khéo léo với người ở ...dưới họ. Không bởi vì họ là người có khả năng chèo lái DN một mình, mà họ xây dựng hệ thống giúp họ chèo lái con thuyền đó không cần có họ.

    Liệu rằng một DN không có hệ giá trị cốt lõi rõ ràng, à không tôi nhầm, không hiểu đúng giá trị cốt lõi là gì nữa kìa, CEO ko có tầm nhìn và sứ mệnh được vạch trên giấy, CEO không có khả năng truyền thông nội bộ cho các cấp nhân viên được hiểu rõ, thì có lẽ, bất kì một cá nhân nào cũng nên cân nhắc cho sự hiện diện của mình trong DN mình đang cống hiến.

    Hậu quả: Khi đã hết lợi ích (đủ lông đủ cánh, đủ tiền) thì sẽ cũng rời nhau mà đi.

    Đó là những khác biệt cơ bản, mà chỉ cần tiếp xúc hoặc nói chuyện thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được xem, ai là người lãnh đạo chúng ta nên ̣sát cánh đi cùng.

    Về cơ bản leadership & management có rất nhiều thứ để bàn cả ngày không hết. Nhưng nhiêu đây cũng đủ rồi, vậy hén.

    Hôm qua mình có đăng một bài về thái độ tốt, bài thứ 2 là bài này, bài thứ 3 là bài: Làm sao để công ty của bạn trở nên hạnh phúc 2017?

    Bài thứ 3 chỉ có 5 dòng: Để công ty bạn "hạnh phúc", phải có 2 thứ trên song hành, nhân viên thái độ tốt mà sếp không có leadership thì cũng thành thái độ...ko phù hợp. Sếp leadership tốt mà mindset (tư duy) nhân viên chỉ dừng ở mức đó, thì leading style được thể hiện với ai?

    Thái độ không phải là tính cách, tính cách đôi khi còn thay đổi, huống chi là thái độ vạn biến, vì vậy; chúng ta tìm đúng được môi trường có tương đồng song hành cả 2 thứ trên...

    Nếu vậy thì xin chúc mừng, công ty của bạn thật...hạnh phúc ;)

    Ps: Từ đúc kết, quan sát góc nhìn cá nhân.
    Nguồn: Quản Trị & Khởi Nghiệp

    Sự khác biệt giữa người lãnh đạo thực sự và người giỏi chuyên môn làm lãnh đạo

    Posted at  18:05  |  in    |  Read More»

    Người sếp đầu tiên của tôi, khiến tôi cống hiến 200 - 300% công sức cho công việc hằng ngày, khiến tôi đọc sách tối ngày không biết mệt mỏi để phát triển bản thân. Từ sau khi chia tay ông ấy, tôi tạm thời chưa gặp lại được người có leadership tốt như thế.

    Dừng lại một chút tôi kể chuyện này cho nghe.
    - "Tại sao em không nộp báo cáo cho anh?". "Vì tui không thích".
    Trường hợp này chắc không hiếm gặp, bạn bị nhân viên bật bãi, quá nhọ, bạn sa thải, nhọ tập 2, cái chính, vì leadership của bạn đang ở cấp độ thấp nhất - Tittle (Chức vụ).

    Vậy nhà lãnh đạo thật sự có đặc điểm gì?

    Giới lãnh đạo là những con người có khả năng ảnh hưởng nhất định, họ rất uyên bác và già dặn, già dặn về lối sống, kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi nghề, và cả cách ứng xử thông thường trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc, họ im lặng lui vào hậu trường để tạo cơ hội cho lứa trẻ tiếp theo thể hiện mình, họ là người có EQ (chỉ số cảm xúc rất cao), họ bình tĩnh giải quyết vấn đề, không dễ dàng bị cảm xúc nhất thời chi phối, họ có khả năng tin tưởng, tạo niềm tin cho những cá nhân bình thường nhất trở thành vĩ nhân trong mắt họ, và dĩ nhiên, một người bình thường đặc biệt trong mắt của người lãnh đạo, thì hà cớ gì họ ko trở nên vĩ đại hơn trong mắt những người khác đang đi ở ngoài đường kia.

    Giới lãnh đạo thật sự, đã tự bỏ qua một cái tôi nhất định của bản thân, họ ko tranh chấp #hơn_thua với các ý kiến trái chiều, họ đủ khôn ngoan và tỉnh táo để rút lui và tiến bước nhịp nhàng, để làm những con người dưới họ phải phục tùng, một cách tự nguyện và vui vẻ.

    Họ là người có khả năng trao quyền, khen ngợi, trao gởi niềm tin, họ coi trọng thái độ của nhân viên hơn bất kì tài năng nào, vì họ tin rằng chỉ cần có thái độ chuẩn mực, ̣niềm tin được khởi tạo đủ lớn, kẻ tầm thường cũng sẽ trở thành vĩ nhân.

    Họ có hệ giá trị cốt lõi rõ ràng, giá trị cốt lõi bao gồm hai từ giá trị và cốt lõi, nó đã tồn tại sẵn rồi, giờ chỉ còn việc lôi ra và đem đi kết nối với nhau, những ng lãnh đạo thật sự còn là người ̣có định hướng, tầm nhìn, và sứ mệnh để dẫn dắt tổ chức, họ biết cách truyền thông nội bộ để những con người cùng hệ gắn kết lại với nhau, nhìn rõ trắng đen, nhìn rõ sương mù mà lèo lái con thuyền doanh nghiệp tránh va phải mỏm đá.

    Họ có thể loại bỏ một vài nhân tố không cùng hệ giá trị, thậm chí thân tín nhưng vi phạm nguyên tắc, họ sẵn sàng ở một mình cô đơn trên đỉnh cao (trong TH bất đắc dĩ), để bảo vệ những con người, DN hay cộng đồng họ gây dựng, và tất nhiên, họ ko bao giờ đánh đổi hệ giá trị cốt lõi / hay văn hóa doanh nghiệp mình, bằng bất kì giá nào (cơ hội kinh doanh, lợi ích có thể lách hay né được...)

    DN Việt Nam bị bệnh xây ngược, tuyển đống người vào mới bắt đầu xây dựng cơ cấu. Cái đúng đó phải là, cơ cấu có trước, nhân sự phù hợp với cơ cấu có sau. TH thứ nhất, đánh nhau sứt đầu mẻ trán và hằng hà sa số vụ việc nội bộ xảy ra vì xây...ngược.

    TH thứ 2, hãy tuyển người phù hợp, tui nói người "Phù Hợp", có nghĩa là tại thời điểm đó, cơ cấu đó, họ chính là mảnh ghép phù hợp nhất với bạn, nhưng không có nghĩa họ là người giỏi nhất. Tất nhiên chúng ta không thể dùng dao mổ bò để mổ gà được, đúng không?

    Những con người cùng hệ giá trị sẽ lại ở cạnh nhau và xây dựng hệ thống doanh nghiệp vững bền theo năm tháng!

    Những người giỏi chuyên môn làm lãnh đạo, họ dễ dàng thành lập công ty và có những danh xưng CEO, Founder, Director, nhưng thật sự họ chưa hiểu rõ hệ giá trị cốt lõi của mình là gì, thì lấy đâu ra họ có khả năng tuyển dụng, đi tìm những người có cùng hệ giá trị với họ, để giúp họ phát triển DN, thậm chí họ còn ko nhận thức rõ TẦM QUAN TRỌNG của 4 chữ GIÁ TRỊ CỐT LÕI, chưa kể hệ giá trị của họ còn được copy sao chép, chỉ bởi vì thấy...của người khác nghe hay hay. Cơ bản; về nền móng, đã bị méo mó mất rồi.

    Cái tôi của họ còn quá cao, vì họ giỏi chuyên môn, vì họ kiếm được tiền, vì họ có những thành tựu, thành công nhất định trong xã hội, nhưng sức ảnh hưởng họ chưa đủ lớn, về bản chất, họ chưa đủ khả năng xây dựng DN mình, và rồi điều gì sẽ xảy ra nếu giả sử không may họ bị tai nạn, họ không còn khả năng điều hành DN của mình tại thời điếm đó nữa? Thôi huyễn hoặc và tự hào nói rằng: "Không có tui, cái công ty này chả làm ăn được gì". Nguy cơ đó nha.

    Những nhà lãnh đạo thật sự, họ thật vĩ đại và to lớn, không bởi vì họ thể hiện ra, mà bởi vì họ biết cách nhún nhường và cư xử nhã nhặn, khéo léo với người ở ...dưới họ. Không bởi vì họ là người có khả năng chèo lái DN một mình, mà họ xây dựng hệ thống giúp họ chèo lái con thuyền đó không cần có họ.

    Liệu rằng một DN không có hệ giá trị cốt lõi rõ ràng, à không tôi nhầm, không hiểu đúng giá trị cốt lõi là gì nữa kìa, CEO ko có tầm nhìn và sứ mệnh được vạch trên giấy, CEO không có khả năng truyền thông nội bộ cho các cấp nhân viên được hiểu rõ, thì có lẽ, bất kì một cá nhân nào cũng nên cân nhắc cho sự hiện diện của mình trong DN mình đang cống hiến.

    Hậu quả: Khi đã hết lợi ích (đủ lông đủ cánh, đủ tiền) thì sẽ cũng rời nhau mà đi.

    Đó là những khác biệt cơ bản, mà chỉ cần tiếp xúc hoặc nói chuyện thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được xem, ai là người lãnh đạo chúng ta nên ̣sát cánh đi cùng.

    Về cơ bản leadership & management có rất nhiều thứ để bàn cả ngày không hết. Nhưng nhiêu đây cũng đủ rồi, vậy hén.

    Hôm qua mình có đăng một bài về thái độ tốt, bài thứ 2 là bài này, bài thứ 3 là bài: Làm sao để công ty của bạn trở nên hạnh phúc 2017?

    Bài thứ 3 chỉ có 5 dòng: Để công ty bạn "hạnh phúc", phải có 2 thứ trên song hành, nhân viên thái độ tốt mà sếp không có leadership thì cũng thành thái độ...ko phù hợp. Sếp leadership tốt mà mindset (tư duy) nhân viên chỉ dừng ở mức đó, thì leading style được thể hiện với ai?

    Thái độ không phải là tính cách, tính cách đôi khi còn thay đổi, huống chi là thái độ vạn biến, vì vậy; chúng ta tìm đúng được môi trường có tương đồng song hành cả 2 thứ trên...

    Nếu vậy thì xin chúc mừng, công ty của bạn thật...hạnh phúc ;)

    Ps: Từ đúc kết, quan sát góc nhìn cá nhân.
    Nguồn: Quản Trị & Khởi Nghiệp

    Phần 1. Những sai lầm thường gặp ở nhà quản lý:

    1. Chưa có nghề quản lý: Các nhà quản lý mới không hiểu rõ chức năng quản lý, từ một nhân viên làm việc tốt được bổ nhiệm lên quản lý mà chưa qua đào tạo nghề quản lý.

    2. Định tính và cảm tính: Các nhà quản lý hay ra chỉ thị, mệnh lệnh hoặc đánh giá nhân viên bằng cảm tính và định tính, không có định lượng về số lượng, thời gian, địa điểm và kết quả đo lường. Ví dụ em làm như vậy là rất tốt, chưa tốt, cố gắng đạt hiệu quả nhé!...

    3. Muốn thay đổi người khác: Các nhà quản lý mong muốn thay đổi mọi thứ và kể cả thay đổi người khác theo ý mình, nhưng bản thân mình không chịu thay đổi.

    4. Tập trung giải quyết sự vụ: Các nhà quản lý thường giải quyết sự vụ xảy ra hàng giờ và hàng ngày trong công việc, bị chi phối bởi những phát sinh liên tục mà không tập trung vào xây dựng hệ thống và công cụ quản lý hoặc có công cụ quản lý nhưng không sử dụng có hiệu quả.

    5. Hay chỉ trích sai lầm của nhân viên: Các nhà quản lý hay chỉ trích sai lầm của nhân viên, hay phê bình mà không chỉ ra điểm cần cải tiến và hướng dẫn nhân viên làm đúng ngay từ đầu.

    6. Đòi hỏi kết quả mà không quan tâm đến quá trình: Các nhà quản lý đòi hỏi kết quả từ nhân viên mà không quan tâm đến quá trình làm việc để có kết quả.

    7. Hay trình bày các khó khăn với cấp trên: Các nhà quản thường báo cáo kết quả là trình bày các khó khăn với cấp trên, hay đưa ra các lý do ngụy biện cho kết quả kém của mình coi như là hết trách nhiệm và ngồi chờ sự chỉ đạo hay các quyết định từ cấp trên.

    8. Yêu cầu nhân viên làm theo ý mình: Các nhà quản lý hay yêu cầu nhân viên làm theo ý mình, nhưng ít khi nói rõ ý của mình là gì và làm mẫu, làm gương để nhân viên làm theo.

    9. Thích dùng quyền lực cứng, nhưng rất sợ trách nhiệm: Các nhà quản lý hay sử dụng quyền lực chức vụ của mình để quản lý nhân viên và trở nên quan liêu, cứng ngắt.

    10. Hay hỏi nhân viên tại sao: Các nhà quản lý hay hỏi nhân viên câu hỏi “TẠI SAO” bạn làm không được, tại sao kết quả kém, câu hỏi này sẽ làm cho nhân viên trả lời bằng những lý do đổ lỗi mà không có giải pháp.

    Phần 2. 10 Quy luật quản lý không theo số đông

    1. Học nghề để hành nghề quản lý: Hãy có một kế hoạch thăng tiến rõ ràng, có mục tiêu phát triển năng lực cá nhân, tự học hỏi hoặc tham gia các khóa đào tạo quản lý cấp trung để định hướng tiền quản lý.

    2. Thiết lập mục tiêu định lượng (Smart): Có mục tiêu định lượng rõ ràng (cụ thể cái gì, ai làm, thời hạn, kết quả mong muốn, ở đâu?), các mệnh lênh phải các định lượng cụ thể. Ví dụ Nhân viên A phải thực hiện thành công 2 hợp đồng và doanh số là 100 triệu trong tháng 1/2017.

    3. Thay đổi chính mình trước để thích nghi với môi trường và tổ chức, điều chỉnh phương pháp quản lý theo từng tính cách, năng lực của từng nhân viên cho phù hợp. Ví dụ nhân viên ngang bướng và kém tuân thủ thì cần phải giám sát chặt chẽ hơn, nhân viên có năng lực và thái độ tốt thì dân chủ hơn và tôn trọng sáng kiến của họ.

    4. Tập trung giải quyết vấn đề có hệ thống, có phương pháp: Xây dựng các công cụ quản lý như mục tiêu, chỉ tiêu, qui trình, kế hoạch, báo cáo để quản lý.

    5. Quan sát và chỉ ra các điểm cần cải tiến cho nhân viên, hướng dẫn nhân viên làm đúng ngay từ đầu để thành thói quen.

    6. Có kế hoạch làm việc, có quá trình và phương pháp thích hợp để nhân viên làm việc ra kết quả.

    7. Hãy đến nói với sếp giải pháp, phương pháp và mục tiêu chứ không trình bày khó khăn. Sếp là người nghe, phản biện và ra quyết định chứ không phải người suy nghĩ thay hoặc ra giải pháp thay cho cấp dưới.

    8. Hãy hành động tiên phong làm gương, gây ảnh hưởng tích cực đến nhân viên để họ nhận thức và làm việc theo mục tiêu mình mong muốn.

    9. Quản lý công việc bằng công cụ quản lý khoa học, quản lý con người bằng quyền uy cá nhân gây ảnh hưởng tích cực và nhân viên nể phục, kính trọng làm việc tối đa khả năng.

    10. Hãy hỏi nhân viên: Làm thế nào? Làm khi nào? Nhân viên sẽ tự tư duy tìm ra phương pháp.



    Nguồn: Hồ Minh Chính
    KAS TRAINING & COACHING

    10 quy luật quản lý thành công không theo số đông

    Posted at  17:49  |  in  Lượm Nhặt  |  Read More»

    Phần 1. Những sai lầm thường gặp ở nhà quản lý:

    1. Chưa có nghề quản lý: Các nhà quản lý mới không hiểu rõ chức năng quản lý, từ một nhân viên làm việc tốt được bổ nhiệm lên quản lý mà chưa qua đào tạo nghề quản lý.

    2. Định tính và cảm tính: Các nhà quản lý hay ra chỉ thị, mệnh lệnh hoặc đánh giá nhân viên bằng cảm tính và định tính, không có định lượng về số lượng, thời gian, địa điểm và kết quả đo lường. Ví dụ em làm như vậy là rất tốt, chưa tốt, cố gắng đạt hiệu quả nhé!...

    3. Muốn thay đổi người khác: Các nhà quản lý mong muốn thay đổi mọi thứ và kể cả thay đổi người khác theo ý mình, nhưng bản thân mình không chịu thay đổi.

    4. Tập trung giải quyết sự vụ: Các nhà quản lý thường giải quyết sự vụ xảy ra hàng giờ và hàng ngày trong công việc, bị chi phối bởi những phát sinh liên tục mà không tập trung vào xây dựng hệ thống và công cụ quản lý hoặc có công cụ quản lý nhưng không sử dụng có hiệu quả.

    5. Hay chỉ trích sai lầm của nhân viên: Các nhà quản lý hay chỉ trích sai lầm của nhân viên, hay phê bình mà không chỉ ra điểm cần cải tiến và hướng dẫn nhân viên làm đúng ngay từ đầu.

    6. Đòi hỏi kết quả mà không quan tâm đến quá trình: Các nhà quản lý đòi hỏi kết quả từ nhân viên mà không quan tâm đến quá trình làm việc để có kết quả.

    7. Hay trình bày các khó khăn với cấp trên: Các nhà quản thường báo cáo kết quả là trình bày các khó khăn với cấp trên, hay đưa ra các lý do ngụy biện cho kết quả kém của mình coi như là hết trách nhiệm và ngồi chờ sự chỉ đạo hay các quyết định từ cấp trên.

    8. Yêu cầu nhân viên làm theo ý mình: Các nhà quản lý hay yêu cầu nhân viên làm theo ý mình, nhưng ít khi nói rõ ý của mình là gì và làm mẫu, làm gương để nhân viên làm theo.

    9. Thích dùng quyền lực cứng, nhưng rất sợ trách nhiệm: Các nhà quản lý hay sử dụng quyền lực chức vụ của mình để quản lý nhân viên và trở nên quan liêu, cứng ngắt.

    10. Hay hỏi nhân viên tại sao: Các nhà quản lý hay hỏi nhân viên câu hỏi “TẠI SAO” bạn làm không được, tại sao kết quả kém, câu hỏi này sẽ làm cho nhân viên trả lời bằng những lý do đổ lỗi mà không có giải pháp.

    Phần 2. 10 Quy luật quản lý không theo số đông

    1. Học nghề để hành nghề quản lý: Hãy có một kế hoạch thăng tiến rõ ràng, có mục tiêu phát triển năng lực cá nhân, tự học hỏi hoặc tham gia các khóa đào tạo quản lý cấp trung để định hướng tiền quản lý.

    2. Thiết lập mục tiêu định lượng (Smart): Có mục tiêu định lượng rõ ràng (cụ thể cái gì, ai làm, thời hạn, kết quả mong muốn, ở đâu?), các mệnh lênh phải các định lượng cụ thể. Ví dụ Nhân viên A phải thực hiện thành công 2 hợp đồng và doanh số là 100 triệu trong tháng 1/2017.

    3. Thay đổi chính mình trước để thích nghi với môi trường và tổ chức, điều chỉnh phương pháp quản lý theo từng tính cách, năng lực của từng nhân viên cho phù hợp. Ví dụ nhân viên ngang bướng và kém tuân thủ thì cần phải giám sát chặt chẽ hơn, nhân viên có năng lực và thái độ tốt thì dân chủ hơn và tôn trọng sáng kiến của họ.

    4. Tập trung giải quyết vấn đề có hệ thống, có phương pháp: Xây dựng các công cụ quản lý như mục tiêu, chỉ tiêu, qui trình, kế hoạch, báo cáo để quản lý.

    5. Quan sát và chỉ ra các điểm cần cải tiến cho nhân viên, hướng dẫn nhân viên làm đúng ngay từ đầu để thành thói quen.

    6. Có kế hoạch làm việc, có quá trình và phương pháp thích hợp để nhân viên làm việc ra kết quả.

    7. Hãy đến nói với sếp giải pháp, phương pháp và mục tiêu chứ không trình bày khó khăn. Sếp là người nghe, phản biện và ra quyết định chứ không phải người suy nghĩ thay hoặc ra giải pháp thay cho cấp dưới.

    8. Hãy hành động tiên phong làm gương, gây ảnh hưởng tích cực đến nhân viên để họ nhận thức và làm việc theo mục tiêu mình mong muốn.

    9. Quản lý công việc bằng công cụ quản lý khoa học, quản lý con người bằng quyền uy cá nhân gây ảnh hưởng tích cực và nhân viên nể phục, kính trọng làm việc tối đa khả năng.

    10. Hãy hỏi nhân viên: Làm thế nào? Làm khi nào? Nhân viên sẽ tự tư duy tìm ra phương pháp.



    Nguồn: Hồ Minh Chính
    KAS TRAINING & COACHING

    1 thg 1, 2017

    Leader là người làm đúng việc (do the right things), và manager là người làm việc đúng (do the things right).

    Leader đề ra chiến lược (Strategy), còn manager là người quản lý và kiểm soát công việc đúng với định hướng chiến lược của người lãnh đạo (Planning). (Ngày, tuần, tháng, quí, 1H, 2H).

    Vậy, trong trường hợp Leader ra chiến lược sai, người manager có làm đúng thì tổ chức vẫn không khá nổi. còn nếu người leader làm chiến lược đúng, manager hoạch định chiến lược đó đúng timeline, chọn đúng chiến thuật, chọn đúng nhân sự thực thi và phân bổ công việc, giải quyết các vấn đề nội bộ cho đúng với những gì nhà chiến lược đề ra và định hướng, thì công ty sẽ thành công.

    Lãnh đạo không cần phải quản lý (không cần khác không biết hen), nhưng ngược lại; nhà quản lý hiển nhiên phải cần leadership (khả năng lãnh đạo).

    Đơn giản thế thôi, mình thích đơn giản (Simplicity Orientation)

    Phần 1 - Một số điểm ngắn gọn đúc kết được của một quản lý tốt: (Lãnh đạo để bài khác hén).

    - Họ là nhà quản lý có phong cách chuyên nghiệp (professional management) chứ không phải là nhà quản lý. Nghe kỳ ha, không kỳ đâu. CEO hay Director chỉ là Tittle (Chức vụ), còn việc anh làm được gì với chức vụ đó, đó là điều tôi mong muốn và quan tâm.

    Vậy tại sao phải là chuyên nghiệp, kết quả tạo ra mà anh không rõ nguyên nhân vì sao anh tạo được, tức là anh …chưa chuyên nghiệp. Anh chưa chuyên nghiệp mà anh tạo ra kết quả, nghĩa là anh may mắn. Nhưng anh chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc anh…tạo ra kết quả liên tiếp và dĩ nhiên, anh là người rõ hơn ai hết vì sao anh đạt được kết quả đó.

    Vậy bạn cần CEO hay cần CEO chuyên nghiệp?


    - Chuyên nghiệp nghĩa là anh không đổ thừa hoàn cảnh, “vì, là, tại, bị” là những cụm từ không có trong từ điển của người quản lý chuyên nghiệp. Cho dù anh có gặp những vấn đề khách quan, anh cũng không được phép đổ lỗi, lỗi chẳng qua là anh chưa lường hết rủi ro, có nhiêu đó thôi.

    - Đạo đức nghề quản lý: Không cần biết anh cố tình hay vô ý, nhưng anh cướp công của nhân viên mình, đó là dấu hiệu của một nhà quản lý thiếu chuyên nghiệp.

    Nhà quản lý chuyên nghiệp luôn có tư duy mong muốn nhân viên phát triển lên vị trí của mình. Performance của quản lý chính bằng performance của tất cả nhân viên anh ta đang quản, việc giấu nghề hoặc sợ mất vị trí không phải là dấu hiệu của một nhà quản lý chuyên nghiệp có…leadership tốt.

    Khả năng và nội lực khác nhau, có người cả đời làm việc nhưng không thăng tiến, vì nội tại có hạn. Nếu anh phát hiện ra nội tại của nhân viên, tốt nhất là anh nên khai phát, khai phá họ. Anh biết đấy, Lưu Bị không nhất thiết phải giỏi vỏ như Triệu Tử Long.

    Tôi mong nhân viên giỏi hơn mình, để tui có thời gian đi chơi với gấu. ahuhu

    - Nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ … rất nghiêm khắc với nhân viên; tuy nhiên sẽ là người đứng ra lãnh tội với cấp trên cho dù không phải lỗi của mình. Hãy thử tưởng tượng nhân viên biết bạn nhận tội thay họ với cấp trên, à mà thôi tôi đoán luôn, hôm sau kết quả công việc thay đổi thấy rõ, tăng 200% mới chết.

    Chẳng có âm mưu hay ủ mưu gì ở đây cả, chẳng có một ai chống lại anh để mà làm gì, chẳng ai vào làm việc để lật đổ cái ghế này của anh, anh quản lý ạ. Không có nhân viên tồi, chỉ có sếp chưa đủ tốt, thế thôi. 99% nhân viên vào làm việc, đều mong muốn cống hiến hết mình, vì sự phát triển của họ trước, và cũng vị sự phát triển của chính công ty.

    1% ngựa chứng, không bàn; vì chúng ta đang đứng trên góc nhìn của số đông.

    Thế nhà quản lý hay bị ghét ở những trường hợp nào?
    - Hứa mà không làm: Một khi tôi không làm được, tôi sẽ không hứa, nhưng một khi đã hứa tôi sẽ take note cẩn thẩn để thực hiện lời hứa đó.

    Tôi không vẽ một bức tranh thật huyền diệu và đẹp đẽ trước mắt nhân sự của tôi. Tôi làm ngược lại, tôi cùng ngồi với họ và chia sẻ tình trạng thực sự của công ty và cùng nhau tìm ra giải pháp. À rất hay ho, đồng sự của tôi đều cùng chung góp ý kiến để giải quyết sự vụ hơn là tin vào những điều tôi vẽ ra; có phần chưa thành sự thật.

    - Hình ảnh của nhà quản lý trước sau phải thống nhất, không thể trước mặt khách hàng làm bộ chính trực, sau mặt lại thể hiện một bộ mặt khác với nhân viên mình.

    - Vô trách nhiệm: Đổi gió nghe kể chuyện đi.
    “Sao em chưa về?”
    “Huhu anh ơi cái dự án này, kĩ thuật về mất tiêu rồi mà chìu này em phải gửi”

    Cô bé NV đang thiếu bình tĩnh đến nỗi các hành động của cô không còn được gọn gàng như thông thường nữa, cô nhấc máy điện thoại lên, điện thoại gọi không được, cô vấp phải cái ghế, lòng cô khó chịu, cô quay số, số không có tín hiệu. Dường như mọi thứ … đang chống lại cô.

    “Em bình tĩnh lại, anh ở lại với em, mọi chuyện nhỏ thôi, không có gì phải rối cả, SĐT của anh trưởng phòng kĩ thuật đây, cái này chỉ việc xuất file là được, không khó như em nghĩ đâu”.

    Sau khi giải quyết được rồi thì tôi ra về. Tới nhà không quên gọi cho cô bé ấy.

    “Alo, em gửi cho khách hàng chưa, có vấn đề gì không?”
    “Không anh ạ, em cảm ơn anh, mà anh gọi em có gì không anh?”
    “Anh gọi hỏi thăm em thôi, gửi cho khách xong là ok rồi, về nghỉ ngơi đi nhé.”
    “Dạ, hì. Em cảm ơn anh rất nhiều”. hiu hiu hiu

    Phân tích tâm lý: Cô gái này là một cô gái rất nhanh và chủ động, là gà nòi của tôi. Nhưng chỉ vì trong TH mọi người… đã về hết. Còn mình cô ở lại, nôn nóng của tuổi trẻ làm các hành động của cô không còn được trơn tru nữa, mọi thứ lúc đó cho dù là đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn nhất.

    Trấn an bằng cách nói rằng vấn đề này nhỏ thôi (nhỏ thiệc), anh ở lại với em (hết cô đơn har), đưa điện thoại anh cho em gọi. (Lưu ý là của anh nha).

    Ra về, 30 phút sau khi chia tay gọi lại thể hiện sự quan tâm, tránh TH mình đi bỏ lại cô bé bơ vơ một mình, tâm lý còn một mình cô đơn và cảm giác bị bỏ mặc. Và ngày hôm sau, cô đến công ty 7 rưỡi so với 8 giờ, cô làm việc gấp 150% so với bình thường chẳng đợi tôi nhắc nhở.

    Bạn là một nhà quản lý trách nhiệm hay vô trách nhiệm?

    - Không sâu sát nhân viên: Nhân viên làm gì cũng không biết, nhân viên có nguyện vọng gì cũng bí đặc, nhân viên đang buồn bực, thất vọng cũng …hết sức vô tư. Nhân viên đang có vấn đề khúc mắc còn bạn vẫn...đẹp zai lai láng. Thì rõ ràng bạn là một quản lý chưa tốt.

    - Độc tài, lại hay lấy le: Cái này thuộc về phạm trù nhân cách xã hội, nếu có như vậy thật, bạn đang mất điểm trầm trọng trong mắt nhân viên của mình.

    Hãy soi gương chính mình, có khi bạn đang là “sói ca” trong cơn ác mộng hằng đêm của nhân viên.

    Các chức năng chính của nhà quản lý: Hoạch định chiến lược, tổ chức hệ thống, lãnh đạo và kiểm soát.

    - Mô tả công việc
    - Giao việc, giải thích rõ ý nghĩa công việc và kì vọng đạt được.
    - Huấn luyện, lãm mẫu.
    - Làm gương và dẫn dắt đội ngũ.

    Kiểm soát chứ không phải kiểm tra. Kiểm soát là phòng ngừa sự vụ không cho nó có cơ hội xảy ra. Sếp mà "chỉ chờ" nhân viên đi muộn bắt quả tang để…trừ lương là hổng có được òi. Chỉ chờ trong ngoặc kép, hiểu cho đúng hen.

    Nhân viên đi làm vì lợi ích của họ. Không phải vì lợi ích của công ty. Insight là nó như thế, đừng cố bẻ gãy mà làm gì. Tôi đi làm việc cho Tây, có một câu này tôi vẫn hay dùng làm cho mình hay nhân viên mình.

    “Em không làm việc vì công ty, em làm việc vì sự phát triển của bản thân em, để khi em không làm cho anh nữa, em đi bất kì đâu em đều có thể…cân được hết”.

    Theo bạn kết quả sẽ là gì nhỉ? Tâm lý con người mà, cái gì cũng phải vì bản thân mình trước, sòng phẳng với nhau đi đã, rồi hẵng nói chuyện tình cảm. Đổi lại, kết quả CV của nhân sự luôn ở ngưỡng cao nhất.

    99% sẽ là như vậy, còn 1% ngựa chứng, tôi cũng không bàn, vì họ không phù hợp văn hóa công ty tôi.

    Vai trò của nhà quản lý

    - Chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng: Tuyên bố đi, nếu các kết quả định lượng và định tính sau 6 tháng - 1 năm không như cam kết, tôi xin từ chức.

    - Truyền thông nội bộ: Giải thích rõ ràng và có khả năng giao việc. Một sai lầm thường thấy của các thợ giỏi làm quản lý đó là khả năng giao việc. Giao việc không được, thế là tự làm luôn. Thiếu kiên nhẫn, training thấy lâu tiến bộ, thế là buông bỏ, còn trách nhân sự mình nữa chứ (ahuhu); hãy tự trách khả năng training của mình. Không phải lỗi của nhân viên.

    Tôi lại nhắc lại. Không có nhân viên tồi, chỉ có quản lý kém.

    - Ra quyết định. Làm quản lý mà khách hàng hỏi không tự ra quyết định được mà nhờ cậy ý kiến của cấp trên, vế trước không có trong từ điển của nhà quản lý chuyên nghiệp. Hãy đẹp trai và bản lĩnh, tự đong đếm lợi ích và sự hợp lý, phân tích tất cả các góc cạnh vấn đề về customer insight (nhu cầu ẩn chứa của KH) và customer relationship (mối quan hệ với họ), để ra quyết định ngay. Thời điểm là sống còn.

    Các kỹ năng cuối cùng:
    - Chuyên môn, rành công cụ: Không rành nói ai nghe.
    - Nhân sự.
    - Tư duy.

    Nếu bạn đang làm quản lý mà dành hơn ¾ thời gian cho việc làm chuyên môn, xin chia buồn cùng bạn.

    Thống kê thú vị cuối bài: 80% nhà quản lý không có kế hoạch ngày, tuần chứ đừng nói đến quí hay 1H, 2H.

    Professional management cơ bản là thế, sâu hơn thì cafe chia thêm !!!

    "Hãy tự tin, đẹp trai, bản lĩnh và cầm trịch cuộc chơi".



    Nguồi: Phung Le Lam Hai 
    Program Director at azProfile

    Leader khác manager thế nào ???

    Posted at  22:53  |  in  Lượm Nhặt  |  Read More»

    Leader là người làm đúng việc (do the right things), và manager là người làm việc đúng (do the things right).

    Leader đề ra chiến lược (Strategy), còn manager là người quản lý và kiểm soát công việc đúng với định hướng chiến lược của người lãnh đạo (Planning). (Ngày, tuần, tháng, quí, 1H, 2H).

    Vậy, trong trường hợp Leader ra chiến lược sai, người manager có làm đúng thì tổ chức vẫn không khá nổi. còn nếu người leader làm chiến lược đúng, manager hoạch định chiến lược đó đúng timeline, chọn đúng chiến thuật, chọn đúng nhân sự thực thi và phân bổ công việc, giải quyết các vấn đề nội bộ cho đúng với những gì nhà chiến lược đề ra và định hướng, thì công ty sẽ thành công.

    Lãnh đạo không cần phải quản lý (không cần khác không biết hen), nhưng ngược lại; nhà quản lý hiển nhiên phải cần leadership (khả năng lãnh đạo).

    Đơn giản thế thôi, mình thích đơn giản (Simplicity Orientation)

    Phần 1 - Một số điểm ngắn gọn đúc kết được của một quản lý tốt: (Lãnh đạo để bài khác hén).

    - Họ là nhà quản lý có phong cách chuyên nghiệp (professional management) chứ không phải là nhà quản lý. Nghe kỳ ha, không kỳ đâu. CEO hay Director chỉ là Tittle (Chức vụ), còn việc anh làm được gì với chức vụ đó, đó là điều tôi mong muốn và quan tâm.

    Vậy tại sao phải là chuyên nghiệp, kết quả tạo ra mà anh không rõ nguyên nhân vì sao anh tạo được, tức là anh …chưa chuyên nghiệp. Anh chưa chuyên nghiệp mà anh tạo ra kết quả, nghĩa là anh may mắn. Nhưng anh chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc anh…tạo ra kết quả liên tiếp và dĩ nhiên, anh là người rõ hơn ai hết vì sao anh đạt được kết quả đó.

    Vậy bạn cần CEO hay cần CEO chuyên nghiệp?


    - Chuyên nghiệp nghĩa là anh không đổ thừa hoàn cảnh, “vì, là, tại, bị” là những cụm từ không có trong từ điển của người quản lý chuyên nghiệp. Cho dù anh có gặp những vấn đề khách quan, anh cũng không được phép đổ lỗi, lỗi chẳng qua là anh chưa lường hết rủi ro, có nhiêu đó thôi.

    - Đạo đức nghề quản lý: Không cần biết anh cố tình hay vô ý, nhưng anh cướp công của nhân viên mình, đó là dấu hiệu của một nhà quản lý thiếu chuyên nghiệp.

    Nhà quản lý chuyên nghiệp luôn có tư duy mong muốn nhân viên phát triển lên vị trí của mình. Performance của quản lý chính bằng performance của tất cả nhân viên anh ta đang quản, việc giấu nghề hoặc sợ mất vị trí không phải là dấu hiệu của một nhà quản lý chuyên nghiệp có…leadership tốt.

    Khả năng và nội lực khác nhau, có người cả đời làm việc nhưng không thăng tiến, vì nội tại có hạn. Nếu anh phát hiện ra nội tại của nhân viên, tốt nhất là anh nên khai phát, khai phá họ. Anh biết đấy, Lưu Bị không nhất thiết phải giỏi vỏ như Triệu Tử Long.

    Tôi mong nhân viên giỏi hơn mình, để tui có thời gian đi chơi với gấu. ahuhu

    - Nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ … rất nghiêm khắc với nhân viên; tuy nhiên sẽ là người đứng ra lãnh tội với cấp trên cho dù không phải lỗi của mình. Hãy thử tưởng tượng nhân viên biết bạn nhận tội thay họ với cấp trên, à mà thôi tôi đoán luôn, hôm sau kết quả công việc thay đổi thấy rõ, tăng 200% mới chết.

    Chẳng có âm mưu hay ủ mưu gì ở đây cả, chẳng có một ai chống lại anh để mà làm gì, chẳng ai vào làm việc để lật đổ cái ghế này của anh, anh quản lý ạ. Không có nhân viên tồi, chỉ có sếp chưa đủ tốt, thế thôi. 99% nhân viên vào làm việc, đều mong muốn cống hiến hết mình, vì sự phát triển của họ trước, và cũng vị sự phát triển của chính công ty.

    1% ngựa chứng, không bàn; vì chúng ta đang đứng trên góc nhìn của số đông.

    Thế nhà quản lý hay bị ghét ở những trường hợp nào?
    - Hứa mà không làm: Một khi tôi không làm được, tôi sẽ không hứa, nhưng một khi đã hứa tôi sẽ take note cẩn thẩn để thực hiện lời hứa đó.

    Tôi không vẽ một bức tranh thật huyền diệu và đẹp đẽ trước mắt nhân sự của tôi. Tôi làm ngược lại, tôi cùng ngồi với họ và chia sẻ tình trạng thực sự của công ty và cùng nhau tìm ra giải pháp. À rất hay ho, đồng sự của tôi đều cùng chung góp ý kiến để giải quyết sự vụ hơn là tin vào những điều tôi vẽ ra; có phần chưa thành sự thật.

    - Hình ảnh của nhà quản lý trước sau phải thống nhất, không thể trước mặt khách hàng làm bộ chính trực, sau mặt lại thể hiện một bộ mặt khác với nhân viên mình.

    - Vô trách nhiệm: Đổi gió nghe kể chuyện đi.
    “Sao em chưa về?”
    “Huhu anh ơi cái dự án này, kĩ thuật về mất tiêu rồi mà chìu này em phải gửi”

    Cô bé NV đang thiếu bình tĩnh đến nỗi các hành động của cô không còn được gọn gàng như thông thường nữa, cô nhấc máy điện thoại lên, điện thoại gọi không được, cô vấp phải cái ghế, lòng cô khó chịu, cô quay số, số không có tín hiệu. Dường như mọi thứ … đang chống lại cô.

    “Em bình tĩnh lại, anh ở lại với em, mọi chuyện nhỏ thôi, không có gì phải rối cả, SĐT của anh trưởng phòng kĩ thuật đây, cái này chỉ việc xuất file là được, không khó như em nghĩ đâu”.

    Sau khi giải quyết được rồi thì tôi ra về. Tới nhà không quên gọi cho cô bé ấy.

    “Alo, em gửi cho khách hàng chưa, có vấn đề gì không?”
    “Không anh ạ, em cảm ơn anh, mà anh gọi em có gì không anh?”
    “Anh gọi hỏi thăm em thôi, gửi cho khách xong là ok rồi, về nghỉ ngơi đi nhé.”
    “Dạ, hì. Em cảm ơn anh rất nhiều”. hiu hiu hiu

    Phân tích tâm lý: Cô gái này là một cô gái rất nhanh và chủ động, là gà nòi của tôi. Nhưng chỉ vì trong TH mọi người… đã về hết. Còn mình cô ở lại, nôn nóng của tuổi trẻ làm các hành động của cô không còn được trơn tru nữa, mọi thứ lúc đó cho dù là đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn nhất.

    Trấn an bằng cách nói rằng vấn đề này nhỏ thôi (nhỏ thiệc), anh ở lại với em (hết cô đơn har), đưa điện thoại anh cho em gọi. (Lưu ý là của anh nha).

    Ra về, 30 phút sau khi chia tay gọi lại thể hiện sự quan tâm, tránh TH mình đi bỏ lại cô bé bơ vơ một mình, tâm lý còn một mình cô đơn và cảm giác bị bỏ mặc. Và ngày hôm sau, cô đến công ty 7 rưỡi so với 8 giờ, cô làm việc gấp 150% so với bình thường chẳng đợi tôi nhắc nhở.

    Bạn là một nhà quản lý trách nhiệm hay vô trách nhiệm?

    - Không sâu sát nhân viên: Nhân viên làm gì cũng không biết, nhân viên có nguyện vọng gì cũng bí đặc, nhân viên đang buồn bực, thất vọng cũng …hết sức vô tư. Nhân viên đang có vấn đề khúc mắc còn bạn vẫn...đẹp zai lai láng. Thì rõ ràng bạn là một quản lý chưa tốt.

    - Độc tài, lại hay lấy le: Cái này thuộc về phạm trù nhân cách xã hội, nếu có như vậy thật, bạn đang mất điểm trầm trọng trong mắt nhân viên của mình.

    Hãy soi gương chính mình, có khi bạn đang là “sói ca” trong cơn ác mộng hằng đêm của nhân viên.

    Các chức năng chính của nhà quản lý: Hoạch định chiến lược, tổ chức hệ thống, lãnh đạo và kiểm soát.

    - Mô tả công việc
    - Giao việc, giải thích rõ ý nghĩa công việc và kì vọng đạt được.
    - Huấn luyện, lãm mẫu.
    - Làm gương và dẫn dắt đội ngũ.

    Kiểm soát chứ không phải kiểm tra. Kiểm soát là phòng ngừa sự vụ không cho nó có cơ hội xảy ra. Sếp mà "chỉ chờ" nhân viên đi muộn bắt quả tang để…trừ lương là hổng có được òi. Chỉ chờ trong ngoặc kép, hiểu cho đúng hen.

    Nhân viên đi làm vì lợi ích của họ. Không phải vì lợi ích của công ty. Insight là nó như thế, đừng cố bẻ gãy mà làm gì. Tôi đi làm việc cho Tây, có một câu này tôi vẫn hay dùng làm cho mình hay nhân viên mình.

    “Em không làm việc vì công ty, em làm việc vì sự phát triển của bản thân em, để khi em không làm cho anh nữa, em đi bất kì đâu em đều có thể…cân được hết”.

    Theo bạn kết quả sẽ là gì nhỉ? Tâm lý con người mà, cái gì cũng phải vì bản thân mình trước, sòng phẳng với nhau đi đã, rồi hẵng nói chuyện tình cảm. Đổi lại, kết quả CV của nhân sự luôn ở ngưỡng cao nhất.

    99% sẽ là như vậy, còn 1% ngựa chứng, tôi cũng không bàn, vì họ không phù hợp văn hóa công ty tôi.

    Vai trò của nhà quản lý

    - Chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng: Tuyên bố đi, nếu các kết quả định lượng và định tính sau 6 tháng - 1 năm không như cam kết, tôi xin từ chức.

    - Truyền thông nội bộ: Giải thích rõ ràng và có khả năng giao việc. Một sai lầm thường thấy của các thợ giỏi làm quản lý đó là khả năng giao việc. Giao việc không được, thế là tự làm luôn. Thiếu kiên nhẫn, training thấy lâu tiến bộ, thế là buông bỏ, còn trách nhân sự mình nữa chứ (ahuhu); hãy tự trách khả năng training của mình. Không phải lỗi của nhân viên.

    Tôi lại nhắc lại. Không có nhân viên tồi, chỉ có quản lý kém.

    - Ra quyết định. Làm quản lý mà khách hàng hỏi không tự ra quyết định được mà nhờ cậy ý kiến của cấp trên, vế trước không có trong từ điển của nhà quản lý chuyên nghiệp. Hãy đẹp trai và bản lĩnh, tự đong đếm lợi ích và sự hợp lý, phân tích tất cả các góc cạnh vấn đề về customer insight (nhu cầu ẩn chứa của KH) và customer relationship (mối quan hệ với họ), để ra quyết định ngay. Thời điểm là sống còn.

    Các kỹ năng cuối cùng:
    - Chuyên môn, rành công cụ: Không rành nói ai nghe.
    - Nhân sự.
    - Tư duy.

    Nếu bạn đang làm quản lý mà dành hơn ¾ thời gian cho việc làm chuyên môn, xin chia buồn cùng bạn.

    Thống kê thú vị cuối bài: 80% nhà quản lý không có kế hoạch ngày, tuần chứ đừng nói đến quí hay 1H, 2H.

    Professional management cơ bản là thế, sâu hơn thì cafe chia thêm !!!

    "Hãy tự tin, đẹp trai, bản lĩnh và cầm trịch cuộc chơi".



    Nguồi: Phung Le Lam Hai 
    Program Director at azProfile


    1. Về Digital Ads - quảng cáo số

    • Video ads tăng mạnh và kết hợp xuyên táo các hình thức copywriting ads khác.
    • Video 360 ads sẽ xuất hiện
    • Expanded ads/Richmedia tăng mạnh, ban đầu là 1 vài richmedia network lan sang GG sau đó là các hệ thống adnetwork và FB.
    • Expanded / Interactive ads trên mobile
    • Leads/ CPA ads sẽ xuất hiện ngay trong các hệ thống CPC/CPM ads cũng như Publisher lẻ.
    • FB và Google sẽ tự động tối ưu Target theo Big data chứ người làm quảng cáo khỏi cần tối ưu, chỉ cần nói mục đích quảng cáo, việc còn lại là FB và Google sẽ lo.
    • Các DSP/DMP sẽ tối ưu tự động hóa các Programmatic ads theo tool và cung cấp cho các SME thay vì Big contract như hiện nay.
    • CPA/Leads ads sẽ tăng mạnh. 
    • Các công cụ tối ưu, tự động hóa, quả lý chiến dịch sẽ phát triển mạnh tại VN.

    2. Về thiết bị số

    • Mobile computer - Điện thoại tích hợp máy tính cá nhân
    • Smart TV
    • Thiết bị đeo Wearable
    • SMAC - các thiết bị tích hợp đám mây, social, mobile
    • IoT / M2M - Các thiết bị thông minh trong nhà
    • VR – Hiện thực ảo như kính ảo.

    3. Digital Platforms – Nền tảng số

    • Social Search Plaforms : Search MXH
    • In-door Location Positioning : Định vị trong nhà
    • Community Action Platforms : Cộng đồng hành động vì đám đông trào lưu
    • Crowdsourcing Platforms : Cộng đồng ý tưởng đóng góp chung
    • e-Commerce Platforms : Nền tảng TMĐT xuất hiện trên Facebook 
    • LOPOMO Platforms : Nền tảng định vị và vị trí trên MAP như Google now và traffic đám đông realtime
    • Automation Platforms : Hệ thống tự động hóa marketing và sales
    • Social CRM Platforms : CRM MXH : Ứng dụng quản trị khách hàng xuyên táo Facebook sang Web và CRM
    • Big data / Social monitoring ngày càng dễ khai thác và tích hợp, 
    • SMAC phát triển mạnh.
    • Online training : Đào tạo trực tuyến nghề Digital phát triển.

      4. Các kênh Digital marketing
    • Social (FB..) và Search vẫn độc tôn, sẽ thêm Social search.
    • Các kênh Data demand tối ưu dữ liệu target như Zalo, nhà mạng, wifi social, các hội nhóm trên mạng.
    • Các kênh Data tối ưu theo vị trí và địa điểm 
    • Các kênh chợ buôn bán/ chợ deals
    • Các kênh OTT - ứng dụng liên lạc như zalo và viber
    • Các kênh App và Game tăng mạnh như Pokemon Go

    5. Digital Content - Nội dung số

    • Concept is King – Ý tưởng khác biệt là quyết định chiến dịch content marketing có thành công hay không
    • Context is King – Ngữ cảnh và hoàn cảnh, tiếp thị thời gian thực và theo ngữ cảnh hiện tại sẽ vẫn là yếu tố bùng phát hiệu quả.
    • Benefits – Xây dựng lợi ích cho khách hàng là kế hoạch content lâu dài và bền vững nhất.
    • Cái tôi và nỗi đau – Cơ hội bày tỏ là những chiến thuật mới nhiều đất khai thác.
    • Authentic – Sự thật luôn là yếu tố lay động trong Digital content 
    • Hành động nghĩa hiệp hơn câu chuyện hay - sẽ viral mạnh sự thật về các hành động chứ không phải kể 1 câu chuyện thật hay để mong viral !
    • Vấn đề cấp bách luôn thắng thế một cách đơn giản
    • Giao lưu văn hóa quốc tế - Content Việt Nam hay Thế giới vẫn chỉ là 1 ngày lan truyền !



    Nguồn: Tuấn Hà

    Xu hướng Marketing online năm 2017

    Posted at  22:39  |  in  Lượm Nhặt  |  Read More»


    1. Về Digital Ads - quảng cáo số

    • Video ads tăng mạnh và kết hợp xuyên táo các hình thức copywriting ads khác.
    • Video 360 ads sẽ xuất hiện
    • Expanded ads/Richmedia tăng mạnh, ban đầu là 1 vài richmedia network lan sang GG sau đó là các hệ thống adnetwork và FB.
    • Expanded / Interactive ads trên mobile
    • Leads/ CPA ads sẽ xuất hiện ngay trong các hệ thống CPC/CPM ads cũng như Publisher lẻ.
    • FB và Google sẽ tự động tối ưu Target theo Big data chứ người làm quảng cáo khỏi cần tối ưu, chỉ cần nói mục đích quảng cáo, việc còn lại là FB và Google sẽ lo.
    • Các DSP/DMP sẽ tối ưu tự động hóa các Programmatic ads theo tool và cung cấp cho các SME thay vì Big contract như hiện nay.
    • CPA/Leads ads sẽ tăng mạnh. 
    • Các công cụ tối ưu, tự động hóa, quả lý chiến dịch sẽ phát triển mạnh tại VN.

    2. Về thiết bị số

    • Mobile computer - Điện thoại tích hợp máy tính cá nhân
    • Smart TV
    • Thiết bị đeo Wearable
    • SMAC - các thiết bị tích hợp đám mây, social, mobile
    • IoT / M2M - Các thiết bị thông minh trong nhà
    • VR – Hiện thực ảo như kính ảo.

    3. Digital Platforms – Nền tảng số

    • Social Search Plaforms : Search MXH
    • In-door Location Positioning : Định vị trong nhà
    • Community Action Platforms : Cộng đồng hành động vì đám đông trào lưu
    • Crowdsourcing Platforms : Cộng đồng ý tưởng đóng góp chung
    • e-Commerce Platforms : Nền tảng TMĐT xuất hiện trên Facebook 
    • LOPOMO Platforms : Nền tảng định vị và vị trí trên MAP như Google now và traffic đám đông realtime
    • Automation Platforms : Hệ thống tự động hóa marketing và sales
    • Social CRM Platforms : CRM MXH : Ứng dụng quản trị khách hàng xuyên táo Facebook sang Web và CRM
    • Big data / Social monitoring ngày càng dễ khai thác và tích hợp, 
    • SMAC phát triển mạnh.
    • Online training : Đào tạo trực tuyến nghề Digital phát triển.

      4. Các kênh Digital marketing
    • Social (FB..) và Search vẫn độc tôn, sẽ thêm Social search.
    • Các kênh Data demand tối ưu dữ liệu target như Zalo, nhà mạng, wifi social, các hội nhóm trên mạng.
    • Các kênh Data tối ưu theo vị trí và địa điểm 
    • Các kênh chợ buôn bán/ chợ deals
    • Các kênh OTT - ứng dụng liên lạc như zalo và viber
    • Các kênh App và Game tăng mạnh như Pokemon Go

    5. Digital Content - Nội dung số

    • Concept is King – Ý tưởng khác biệt là quyết định chiến dịch content marketing có thành công hay không
    • Context is King – Ngữ cảnh và hoàn cảnh, tiếp thị thời gian thực và theo ngữ cảnh hiện tại sẽ vẫn là yếu tố bùng phát hiệu quả.
    • Benefits – Xây dựng lợi ích cho khách hàng là kế hoạch content lâu dài và bền vững nhất.
    • Cái tôi và nỗi đau – Cơ hội bày tỏ là những chiến thuật mới nhiều đất khai thác.
    • Authentic – Sự thật luôn là yếu tố lay động trong Digital content 
    • Hành động nghĩa hiệp hơn câu chuyện hay - sẽ viral mạnh sự thật về các hành động chứ không phải kể 1 câu chuyện thật hay để mong viral !
    • Vấn đề cấp bách luôn thắng thế một cách đơn giản
    • Giao lưu văn hóa quốc tế - Content Việt Nam hay Thế giới vẫn chỉ là 1 ngày lan truyền !



    Nguồn: Tuấn Hà

    Góc nhìn-Học tập-Chia sẻ
    Copyright © 2012 Trần Đức Lương. by Blogger Tran Duc Luong
    .
    back to top